Pages

Friday, November 15, 2013

Backup and Restore Linux OS using tar, dd command

1/ Backup Hard Disk, MBR Using dd Command

 Chắc cũng có nhiều bạn thành thạo sử dụng lệnh dd rồi nhưng mình cũng giới thiệu sơ qua cho 1 số bạn chưa biết tham khảo thêm nhé.

Trong trường hợp cần backup 1 ổ đĩa trên Linux các bạn có thể sử dụng lệnh sau:

- Backup 1 ổ cứng sang ổ cứng khác:

Mã:
dd if=/dev/hda of=/dev/hdb
- Backup ổ cứng sang file image:

Mã:
dd if=/dev/hda of=/path/to/image
- Nén file image được backup:

Mã:
dd if=/dev/hda | gzip > /path/to/image.gz
Restore lại bản backup sau khi đã thực hiện ở trên:

Mã:
dd if=/path/to/image o=/dev/hda
hoặc

Mã:
gzip -dc /path/to/image.gz | dd of=/dev/hda
- Trong trường hợp chỉ cần backup vài bytes chứa MBR và partition table của ổ đĩa thì lệnh dd tỏ ra rất lợi hại nhé:

Mã:
dd if=/dev/hda of=/path/to/image count=1 bs=512
- Restore lại MBR:

Mã:
dd if=/path/to/image of=/dev/hda
Một vài chú thích:

- hda là tên ổ đĩa trên máy chủ của bạn, bạn có thể thay đổi bằng tên khác tương ứng khi xem lệnh fdisk -l
- if=input path
- of= output path

Bạn nên xem thêm dd --help.

2/ Backup Hard Disk, MBR Using tar Command

Thông thường với windows, khi backup chúng ta thường sử dụng Acronis True Image hoặc Symantec Ghost... Với linux. Đơn giản chỉ với lệnh tar, chúng ta có thể backup và recoverty rất dễ dàng và nhanh chóng với nhiều tùy chọn linh hoạt. Hình thức backup này có lẽ có rất nhiều người đã biết và sử dụng. Ai chưa biết thì có thể tham khảo cách dưới dây nhé!

1 Cơ chế: dùng lệnh tar để nén tất cả các file ở thư mục / thành file backup.tgz và khi phục hồi thì thực hiện ngược lại.
2 Thực hiện:
2.1 Backup:

Trở thành root với lệnh su


Mã:
sudo su
Di chuyển vào thư mục /

Mã:
cd /
Thực hiện backup với lệnh tar

Mã:
tar cvpzf backup.tgz --exclude=/proc --exclude=/lost+found --exclude=/backup.tgz --exclude=/mnt --exclude=/sys /
Giải thích: Rõ ràng, tar là chương trình mà chúng ta sử dụng, cvpzf là các tùy chọn mà chúng ta cung cấp cho tar bao gồm các tùy chọn chính như c (create archive) là tạo file nén lưu trữ, p (preserve permissions) là giữ lại permisssion của file và thư mục và z (gzip) để nén file.

Tùy chọn --exclude= nghĩa là loại trừ các file hoặc thư mục mà chúng ta không muốn backup. Ví dụ như --exclude=/home nghĩa là không backup các thư mục của người dùng...

Khi đã backup xong, chúng ta sẽ có file backup ở đường dẫn /backup.tgz

Vào cuối quá trình backup, chúng ta có thể nhận được thông báo : Exiting with failure status due to previous errors . Thông thường có thể bỏ qua lỗi không quan trọng này!

Có thể dùng lệnh backup dưới đây nếu không muốn định dạng nén là gzip mà là bzip2. Đơn giản chỉ cần thay tùy chọn z bằng j
Mã:
tar cvpjf backup.tar.bz2 --exclude=/proc --exclude=/lost+found --exclude=/backup.tar.bz2 --exclude=/mnt --exclude=/sys /
2.2 Restoring

Quá trình này thực hiện cần cẩn thận nhé, vì quá trình restore sẽ ghi đè tất cả các file và thư mục hiện hành.

Một điều tuyệt vời của hệ thống linux là chúng ta có thể restore ngay khi hệ thống đang chạy. Trường hợp không khởi động vào HĐH được, thì có thể boot vào live CD để chạy lệnh và thực hiện restore.

Mã:
sudo su
Mã:
cd /
Mã:
  tar xvpfz backup.tgz-C /
Khi khởi động lại máy, chúng ta có thể thấy được kết quả của việc restore

3.GRUB restore

Nếu muốn di chuyển hệ thống của mình sang đĩa ứng mới, chúng ta phải thực hiện restore GRUB. Phương pháp restore GRUB có thể tham khảo link sau:

http://www.ubuntuforums.org/showthre...t=grub+restore

No comments: