RAM (Laptop)
I. RAM (Random Access Memory)
- Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, thông tin dữ liệu trên RAM sẽ bị mất khi chúng ta tắt máy. CPU có thể truy cập vào địa chỉ nhớ bất kỳ trên RAM mà không theo tuần tự, điều này cho phép CPU đọc ghi dữ liệu trên RAM tốc độ nhanh hơn.
II. Chức năng của RAM
- Lưu trữ dữ liệu cho CPU xử lý, dung lượng càng lớn thì lưu trữ càng nhiều giúp hạn chớ số lần CPU truy xuất dữ liệu từ ổ cứng. Tốc độ RAM nhanh hơn so với ổ cứng SSD (Solid State Drives).
- Mỗi ứng dụng cần lượng RAM nhất định, mở càng nhiều ứng dụng thì dung lượng RAM dùng càng nhiều. Khi RAM đầy, hệ điều hành sẽ ghi tạm dữ liệu lên ổ đĩa cứng, bộ nhớ này gọi là PAGE FILE hay SWAP FILE sẽ trao đổi dữ liệu với RAM, như vậy RAM sẽ không bị đầy nhưng tốc độ xử lý dữ liệu bị chậm.
III. Phân loại RAM
- RAM trên Laptop còn gọi là SO-DIMM (Small Outline - Dual In Line Memory Module).
- Các loại RAM trên Laptop:
IV. Giới hạn dung lượng RAM
- RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) thì người dùng Windows sẽ cần phụ thuộc vào 2 phiên bản 32-bit hoặc 64-bit. Hiểu theo cách đơn giản, 64-bit có khả năng xử lý RAM và ứng dụng tốt hơn so với 32 bit.
- Cụ thể, 64 bit có thể làm việc với bộ nhớ RAM có dung lượng trên 3,2GB (cũng có thể thấp hơn), trong khi phiên bản 32-bit chỉ có thể nhận được bộ nhớ RAM tối đa là 3,2GB mà thôi.Vì vậy, nếu bạn cài đặt Windows phiên bản 32-bit trên một hệ thống máy tính sử dụng trên 3,2GB RAM thì coi như số dung lượng thừa sẽ chẳng còn ý nghĩa gì cả.
- Windows 32 bits nhận tối đa 2^32=4.294.967.296 là 4GB ram, nhưng thực tế nó chỉ chạy là 3.25GB. Còn về vấn đề mainboad cho phép tối đa bao nhiêu RAM thì Windows sẽ nhận bấy nhiêu RAM, chỉ đúng với Windows 64 bits mà thôi, vì các bản 64 bits có thể quản lý tối đa 2^64= 16 TB RAM (1 TB=1024 GB), mà trên thế giới chưa có cái máy đơn nào gắn được quá 384 GB RAM cả, nên bản 64 bits sẽ nhận được hết.
Cà Lem
No comments:
Post a Comment